Trang chủ > Kính lúp thấu hiểu > Thái độ >> Đặc điểm chung của những người có thói quen nói - Sao cũng được

Đặc điểm chung của những người có thói quen nói - Sao cũng được


“Sao cũng được” có lẽ là câu cửa miệng của nhiều người, nó thể hiện thói quen lười suy nghĩ và gây nhàm chán cho người đối diện. Vậy nguyên nhân vì sao mà cụm từ này được sử dụng nhiều thế.

>> Những thói quen nhỏ mang đến thành công cho bạn

1. Bị cuộc sống dồn đến chân tường “sao cũng được”


Việc này xảy ra khi nhiều người ban đầu có những lựa chọn cho riêng mình, nhưng ý kiến của họ thường xuyên bị những người khác bác bỏ, từ đó họ cảm thấy rằng dù có đưa ra lựa chọn như thế nào thì cũng sẽ chẳng có tác dụng, lâu dần họ rơi vào thói quen lười suy nghĩ.
 


Thờ ơ với mọi việc (Nguồn:mangthuvien )

 

Tình huống thường gặp nhất trong cuộc sống là khi ai đó hỏi bạn “Muốn ăn gì?” và bạn sẽ trả lời “Ăn gì cũng được”. Nói như vậy có nghĩa là bạn chẳng cung cấp một ý kiến hay thông tin hữu ích nào, lâu dần người khác sẽ cảm thấy không cần hỏi ý kiến của bạn, và bạn dễ dàng bị bỏ qua và lời nói của bạn chẳng còn ý nghĩa gì cả.

2. Trốn tránh kết quả


Cụm từ “sao cũng được” có lẽ là lời thoái thác tốt nhất khi đứng trước một sự việc mơ hồ, không rõ kết quả. Ví dụ như khi rơi vào một cuộc tranh luận, bạn rất ngại đưa ra ý kiến vì nhỡ đâu sai thì mọi người lại bảo là do bạn nói như vậy. Điều đó khiến bạn sợ hãi, tuy nhiên việc không đưa ra lựa chọn có giúp bạn tốt hơn? Bạn cần có những chính kiến của riêng mình thì mới được người khác nể trọng.
 


Lo sợ phải chịu trách nhiệm (Nguồn: Baogiacngo)

3. Vô cảm


Một số người luôn nhìn cuộc sống xung quanh với thái độ, không liên quan gì đến họ. Họ dường như không còn tha thiết với bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống , kể cả là những việc xảy ra với bản thân. Nguyên nhân có lẽ vì họ không hài lòng với quá nhiều thứ trong cuộc sống nên cũng bàng quang với tất cả những người xung quanh. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng, cái gì cũng có qua có lại, bạn hời hợt vô cảm với những người khác thì chắc chắn họ cũng sẽ lãnh đạm và xa rời bạn. Đừng để thói quen xấu đó giết chết đi mối quan hệ của bạn.

4. Không có chính kiến


Nói đi thì cũng phải nói lại, mọi việc hầu như đều bắt nguồn từ chính bản thân mình. Khi bạn có cho mình những quan niệm riêng, bạn tự tin vào quyết định lựa chọn của mình thì không ai có thể lung lay bạn được.

Có thể bạn cho rằng thói quen không tốt đó là do bạn muốn dĩ hòa vi quý với mọi người, không muốn làm phật lòng ai nhưng điều đó là hoàn toàn sai, bởi bạn không có chính kiến thì chẳng còn ai quan tâm đến bạn nữa.
 


Sao cũng được, miễn là đừng phiền đến họ (Nguồn:Blogtamly)

 

Do đó, hãy kiên quyết thay đổi thói quen của mình, đừng mãi sống trong sự sắp đặt sẵn của người khác rồi bị động nương theo. Hãy cố gắng và cố gắng hơn nữa, đưa ra những suy nghĩ của riêng mình để thể hiện được bản thân của mình trước người khác.
 

Theo Mạng thư viện

Len dau trang