Trang chủ > Bật lửa cảm hứng > Gương mặt >> Lovelace và tiềm năng của máy vi tính phần 1

Lovelace và tiềm năng của máy vi tính phần 1

 

Lovelace


Thế giới không chỉ biết đến những Steve Jobs và những câu nói để đời  hay đâu đó là Bill Gates người sáng lập ra tập đoàn Microsoft. Phân biệt giới tính không chỉ tồn tại trong xã hội mà nó còn được nhắc đến trong khoa học và bà Lovelace là một trong những nạn nhân đầu tiên của nó. Ada Lovelace là nữ toán học trong những năm 1800 với những di sản của bà đến nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Bà nổi tiếng và được biết đến như là “lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới”, danh hiệu đó đã có một số phê bình mang tính săm soi và độc ác và phủ nhận vai trò chính xác của Ada Lovelace trong việc xây dựng thuật toán được công bố dưới tên của bà. Nhưng các cuộc tranh luận đó đã vô tình bỏ qua di sản thật sự của bà: Lovelace là người đầu tiên nhận ra được tiềm năng thật sự của máy vi tính.
 
 
Lovelace được biết đến vì bà đã làm việc với “Động cơ Phân tích” của nhà toán học – kỹ sư Charles Babbage. Lovelace và Động cơ Phân tích là một cỗ máy không bao giờ được hoàn thành nhưng được nhận định chính là tiền thân của máy tính hiện đại.

Bước tiến vượt bậc chính là bà đã hiểu được rằng ‘Động cơ Phân tích’ có thể làm nhiều hơn việc tính toán các con số,” Suw Charman – Anderson, người sáng lập ngày Ada Lovelace, ngày vinh danh những phụ nữ có thành tựu trong khoa học và công nghệ vào ngày 13 tháng 10. “Bà hiểu rằng nếu có thể chuyển hoá những thứ như âm nhạc hay nghệ thuật theo một trật tự, thì khi đó chúng ta có thể sử dụng toán logic để lập trình 'động cơ phân tích' để tạo nên đồ hoạ hay âm nhạc. Đây là thứ mà không ai hiểu vào thời điểm đó.
 
 
 
Lovelace, người có mối quan hệ trong công việc rất chặt chẽ với Babbage, Lovelace và Babbage được nhắc đến bao gồm chương trình máy vi tính đầu tiên trong ghi chép của Lovelace khi bà dịch lại một bản sao trong số các bài thuyết trình của Babbage. Đó là mô tả về một thuật toán nhằm tính chuỗi số Bernoulli, sử dụng “Động cơ Phân tích”. Thông tin sẽ được đưa vào máy được sử dụng các thẻ đục lỗ, có hiệu suất tính toán cao hơn cả chiếc máy cũ của Babbage.

Nghiên cứu của Lovelace đã được vinh danh ở triển lãm tại Bảo tàng Khoa học London, được bảo lãnh bởi Tilly Blyth và Katherine Platt, những người đã khám phá ra câu chuyện của bà thông qua những lá thư và ghi chép của bà với sự trợ giúp của các nguyên mẫu và mô hình chiếc máy của Babbage.

Charles Babbage đã viết rằng, chương trình cho 'Động cơ Phân tích' đã hoạt động rất hiệu quả trong một ghi chép,” Platt giải thích cho sự hợp tác. “Nhưng Ada quyết định rằng bà muốn thêm một chương trình dùng để tính chuỗi số Bernoulli trong một ghi chép của bà trong ‘Động cơ Phân tích’, đó là ý tưởng của bà.

Tôi nghĩ rằng, từ quan điểm triết học, ý tưởng của ‘Động cơ Phân tích’ rất tương đồng với quan điểm của Ada,” bà tiếp tục. “Suy nghĩ của bà về tiềm năng của chiếc máy là một đóng góp rất quan trọng.

Nếu Lovelace không sống trong một thời kỳ khắc nghiệt, mà trọng nam khinh nữ đề cao thì thế giới không chỉ có một vị phù thủy là Sean Parker phù thủy sau lưng Zuckerberg

Đến với Lovelace và tiềm năng cuả máy vi tính phần 2, chúng ta sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về cuộc đời của một người phụ nữ trong nền khoa học thời Vitoria.
Còn tiếp...
 
Len dau trang