Trang chủ > La bàn thành công > Tìm việc >> Những bí quyết giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn

Những bí quyết giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn

 
Sau khi vượt qua khâu thẩm định về hồ sơ và bằng cấp, thì vòng phỏng vấn chính là khâu quyết định bạn có được nhận vào công ty hay không. Bí quyết là ở đây!

>>3 câu hỏi phỏng vấn mà ứng viên cần chuẩn bị sẵn sàng

Thành công hay thất bại trong một cuộc phỏng vấn là điều không thể nói trước được, vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể chuẩn bị những điều kiện để tăng cơ hội vượt qua vòng phỏng vấn và tìm được cho mình một công việc phù hợp.

Tâm lí thoải mái


Nhiều người vẫn hay thường thắc mắc vì sao có những cuộc phỏng vấn họ không hề coi trọng, không chuẩn bị quá nhiều, thậm chí còn chuẩn bị tâm lí sẵn sàng để thất bại,  họ chỉ xem buổi phỏng vấn như một cuộc dạo chơi nhưng cuối cùng lại được nhận.

Ngược lại, với những người thật sự yêu thích công việc, chuẩn bị kĩ lưỡng nhưng cuối cùng lại bị loại. Chìa khóa ở đây chính là tâm lý, khi bạn giữ cho mình tâm lí thoải mái thì sẽ khiến bản thân trở nên tự tin, lôi cuốn và thoải mái hơn. Còn khi bạn quá tập trung vào kết quả của buổi phỏng vấn dễ dẫn đến tâm lí căng thẳng, lo lắng và không trả lời hết được câu hỏi của người phỏng vấn.

 


Hãy giữ cho mình một tâm lí thật thoải mái (Nguồn: doanhnhansaigon)

 

Vì vậy, ngoài việc có sự chuẩn bị thật tốt cho công việc, thì cũng cần chuẩn bị cho mình một tâm lý thật thoải mái khi bước vào cuộc phỏng vấn, điều đó sẽ giúp bạn vượt qua cuộc phỏng vấn một cách nhẹ nhàng.

Tham gia phỏng vấn càng nhiều càng tốt


Nếu như bạn là một sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất bạn nên tham gia phỏng vấn càng nhiều càng tốt. Cho dù là công ty như thế nào thì họ cũng có những cách phỏng vấn khác nhau. Thông qua các cuộc phỏng vấn, bạn sẽ được nhà tuyển dụng cung cấp cho mình những thông tin vô cùng hữu ích, bạn sẽ rút dần kinh nghiệm từ những cuộc phỏng vấn, và sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn trong những buổi phỏng vấn về sau.
Tập trung hỏi về công việc mình ứng tuyển

Thay vì cứ lo tìm cách thuyết phục nhà tuyển dụng chọn mình, bạn hãy chú trọng hỏi thăm về công việc bạn ứng tuyển, hãy hỏi nhà tuyển dụng về nội dung, cách thức thực thiện công việc để nắm bắt tình hình công việc xem có phù hợp với yêu cầu của mình hay không, đồng thời cũng tạo tâm lý cho nhà tuyển dụng rằng bạn đến đây để nhận việc chứ không phải đến đây để bị tra hỏi. Sau một quá trình trao đổi nhà phỏng vấn sẽ hỏi bạn khi nào có thể bắt tay vào thực hiện công việc, cũng chính là dấu hiện báo bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn rồi đó.

Không nên tỏ ra quá tài giỏi


Khi bước vào cuộc phỏng vấn bạn cũng nên tìm hiểu vai trò của người phỏng vấn bạn, nếu đó là nhà lãnh đạo bạn có thể tự tin chứng tỏ năng lực của mình, vì họ đang tìm những nhân viên tài giỏi có thể giúp mình. Còn nếu như đó là một người ở vị trí đang rất nhạy cảm với vị trí ứng tuyển của bạn, thì tốt nhất bạn đừng nên tỏ ra tài giỏi quá, chỉ cần thể hiện mình có thể làm tốt công việc là đủ. Vì nếu bạn giỏi hơn họ, đây sẽ là mối đe dọa đối với họ, họ sẽ không dám tuyển dụng bạn vào một vị trí nguy hiểm như vậy. Vì vậy đôi khi hãy biết khiêm tốn, nó không khiến bạn bị lu mờ mà sẽ làm bước đệm để bạn tỏa sáng về sau.
 


Phải tìm hiểu kĩ nhà tuyển dụng trước khi bước vào phỏng vấn (Nguồn: Vieclam)

 

Yêu cầu được giao một việc gì đó


Khi giai đoạn mở đầu của buổi phỏng vấn không được suông sẻ, có một cách để cứu vãn chính là bạn hãy mạnh dạn đề nghị nhà tuyển dụng giao cho mình một công việc nào đó. Điều đó sẽ tốt hơn so với việc để họ phải nói câu sẽ liên lạc lại sau (đa phần trường hợp này thì là đã rớt rồi đấy). Khi bạn chủ động nhận một công việc nào đó cũng đồng nghĩa với việc bạn có mối liên hệ với công ty. Đây chính là cách để bạn cứu vãn vòng phỏng vấn, làm cho nhà tuyển dụng phải suy nghĩ về bạn.
 

Theo Careerlink

Len dau trang